Ngày 4/10,épthậntựthâncứubétraikhỏitănghuyếtáf8bet bác sĩ Nguyễn Ngọc Tường Vy, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết bé xuất hiện các cơn đau đầu cuối năm ngoái, đi khám phát hiện tăng huyết áp, có lúc chỉ số lên rất cao. Xạ hình thận ghi nhận chức năng thận còn 37%. Bác sĩ nong động mạch thận nhưng thất bại, được duy trì dùng thuốc trị bệnh.
Hồi tháng 5, bé đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1, bác sĩ xác định cần can thiệp động mạch thận để chữa trị tình trạng tăng huyết áp kéo dài, tránh hậu quả hư hoàn toàn thận phải. Kíp điều trị quyết định chụp mạch máu thận, đồng thời can thiệp nong mạch máu trong lúc chụp nếu thuận lợi. Tuy nhiên, việc can thiệp diễn ra khó khăn do động mạch thận phải hẹp khít.
Các bác sĩ hội chẩn cùng PGS.TS.BS Thái Minh Sâm, Trưởng Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy, quyết định ghép thận tự thân để bảo tồn thận phải cho bé trai. Ê kíp từ hai bệnh viện đã phẫu thuật trong 4 giờ, thận sau ghép được cấp máu đầy đủ. Bé vừa xuất viện sau 10 ngày điều trị, huyết áp trở về bình thường.
Kỹ thuật ghép thận tự thận được một số bệnh viện Việt Nam thực hiện gần đây, là giải pháp tối ưu khi thận bị tổn thương do chấn thương, tổn thương mạch máu, hẹp động mạch thận. Thận được lấy khỏi cơ thể người bệnh để sửa lại các bất thường mạch máu rồi ghép trở lại. Sau mổ, người bệnh không phải dùng thuốc thải ghép, thuốc điều trị ức chế miễn dịch như ghép thận của người khác, giảm chi phí điều trị.
TS.BS Lê Thanh Hùng, Trưởng Khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, cho biết đây là một trong những trường hợp ghép thận tự thân được thực hiện thành công tại bệnh viện, giúp nơi này tiến tới phát triển đơn vị ghép thận.
Lê Phương